Lịch sử Volkswagen

Adolf Hitler có thú vui sưu tầm xe hơi mặc dù không hề thích lái chúng[cần dẫn nguồn]. Vào năm 1933, ngay sau khi trở thành người lãnh đạo nước Đức, Hitler đã yêu cầu Ferdinand Porsche thay đổi kiểu dáng của chiếc xe năm 1931 để phù hợp hơn với những người đàn ông đang đi làm[cần dẫn nguồn]. Hans Ledwinka đã thảo luận về những ý kiến của mình với Ferdinand Porsche, người đã sử dụng rất nhiều những thiết kế đặc trưng của loại xe Tatra vào xe KdF-Wagen năm 1938, về sau xe này được biết đến với cái tên VW Käfer hay là Volkswagen Beetle. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1934, Ferdinand Porsche đã đồng ý chế tạo "Volkswagen" (xe của nhân dân) cho Hitler.

Những cải thiện mới bao gồm ít hao tổn nhiên liệu, dễ sử dụng hơn, bền hơn và hiệu quả kinh tế trong việc sửa chữa và tháo ráp xe.

VW thành lập năm 1937, là tài sản Chính phủ Đức cho đến khi nó được bán cho Volkswagen Beetle. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Anh nắm quyền kiểm soát nhà máy vốn bị bom đạn tàn phá và khởi động lại dây chuyền sản xuất Beetle.

Năm 1948, Chính phủ Anh trao trả lại công ty cho Đức, lúc đó nó được quản lý bởi Heinrich Nordhoff.

Năm 1960, cùng với việc bán phần sở hữu của chính phủ Đức trong tập đoàn, hãng đổi tên thành Volkswagen Aktiengesellschaft. Tên trên được chuyển thành Volkswagen AG ngày 4 tháng 7 năm 1985, để phản ánh sự đa dạng toàn cầu mà nền tảng là trụ sở và nhà máy chính của Volkswagen ở Wolfsburg, Đức. Tập đoàn còn có tên tiếng Anh là Volkswagen Group. Tập đoàn là hãng sản xuất xe hơi thứ tư thế giới. Năm 2005, hãng chiếm 9,1% thị phần toàn cầu với 5,2 triệu xe bán ra.

Tháng 10 năm 2005, Porsche mua 18,53% sở hữu tập đoàn và đến tháng 7 năm 2006 nâng lên 25%. Báo chí cho rằng hành động này là để đề phòng hãng bị thôn tính bởi các chủ đầu tư nước ngoài. Đến cuối năm 2006, Porsche tiếp tục nâng sở hữu trong tập đoàn lên 28% và nhiều nhà bình luận cho rằng khoản đầu tư này phù hợp với chiến lược của Porsche.